Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Cây mâm xôi có mấy loại? Là loại cây được ứng dụng khá nhiều trong Đông Y, cây mâm xôi/ đùm đũm/ phúc bồn tử,..dùng để chữa trị một số bệnh về gan, tim và đường huyết. Hầu như các bộ phận của cây đều có thể được sử dụng như là: quả để ăn, cành lá dùng để làm thuốc. Cùng  tìm hiểu thêm về loại cây làm dược liệu này nhé!

Giới thiệu cây mâm xôi

Đặc điểm sinh thái và phân bổ của loài cây này ra sao?

Mâm xôi là một loại cây thân leo, kích thước trung bình. Hầu như tất cả các bộ phận cây đều có gai nhỏ, dễ thấy từ thân, cành, cuống lá cho đến cuống hoa.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

  • Lá cây mâm xôi: thuộc lá đơn có hình tim. Mỗi lá có 1 cuống dài, đường kính từ 5 – 15cm.
  • Hoa mâm xôi: thường được mọc thành từng chùm ở nách lá, màu trắng, có lông.
  • Quả mâm xôi: là loại quả kép có dạng hình cầu, gồm có nhiều hạch quả tụ lại giống như đĩa xôi. Khi quả chín có màu đỏ tươi.
  • Hoa phúc bồn tử thường nở rộ vào tháng 2 – 3
  • Quả mâm xôi bắt đầu vào tháng 5 -7.

Phân bố cây mâm xôi có lẽ rộng khắp. Vì trên thế giới đều biết đến mâm xôi. Cây có mặt ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và nhiều ở Châu Á. Việt Nam, cây mâm xôi thường mọc hoang ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và nay được dần trồng nhiều ở các vùng có khí hậu mát như Đà Lạt,…

Tên gọi, chủng loại cây mâm xôi

  • Tên gọi: cây mâm xôi, cây đùm đũm, cây phúc bồn tử.
  • Tên khoa học:  Rubus alceaefolius Poir.
  • Họ:  Hoa hồng, pháp danh khoa học là Rosaceae.

Phân loại cây mâm xôi

Hiện tại phổ biến nhất là mâm xôi đen, đỏ hoặc vàng. Theo wiki, cây mâm xôi có nhiều chủng loại.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Ví dụ như là các loại mâm xôi trong họ Rubus phân chi Idaeobatus, gồm có:

  • Rubus crataegifolius (Mâm xôi châu Á)
  • Rubus gunnianus (Mâm xôi trên núi vùng Tasmania, Úc)
  • Rubus idaeus (Mâm xôi đỏ hoặc giống vùng Châu Âu)
  • Rubus leucodermis (Râu trắng hoặc mâm xôi Phương Tây, mâm xôi màu đen hoặc màu xanh dương thẫm)
  • Rubus occidentalis (Mâm xôi đen)
  • Rubus parvifolius (Mâm xôi bản địa Úc)
  • Rubus phoenicolasius (Mâm xôi rượu vang hoặc Wineberry)
  • Rubus rosifolius (Mâm xôi Cộng hòa Maurice)
  • Rubus strigosus (Mâm xôi đỏ châu Mỹ) (cùng với tên R. idaeus kết hợp strigosus)
  • Rubus ellipticus (Mâm xôi vàng từ Himalaya)

Một vài loại khác thuộc nhánh Rubus, còn được gọi là quả mâm xôi, được phân loại thành subgenera khác, gồm có:

  • Rubus deliciosus (Mâm xôi từ Boulder, phân chi Anoplobatus)
  • Rubus odoratus (Mâm xôi ra hoa, phân chi Anoplobatus)
  • Rubus nivalis (Mâm xôi tuyết, phân chi Chamaebatus)
  • Rubus arcticus (Mâm xôi Bắc Cực, phân chiCyclactis)
  • Rubus sieboldii (Mâm xôi tại Quần đảo Maluku, phân chi Malachobatus).

Bộ phận trên cây mâm xôi được dùng, thu hái và chế biến, bảo quản

  • Bộ phận được sử dụng: quả, cành và lá mâm xôi.
  • Thu hái: tháng 5-7 là vào mùa thu hoạch quả mâm xôi; Phần cành và lá thường được thu hái quanh năm.
  • Chế biến: trái/ quả có thể ăn trực tiếp; Cành, lá được cắt ngắn thành từng khúc phơi khô để làm dược liệu.
  • Bảo quản: dùng dược liệu là cây mâm xôi bạn nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc, hư hỏng.

Thành phần dinh dưỡng của cây mâm xôi

Thành phần hóa học cây mâm xôi

Trong quả của cây mâm xôi được chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe con người như:

  • Axit ellagic: chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, giúp chống oxy hóa hiệu quả. Bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể thông qua việc trung hòa các gốc tự do.
  • Vitamin và khoáng chất: vitamin C, K, E, mangan, Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega – 3 và chất xơ.
  • Ngoài ra trong lá cây mâm xôi còn có chứa chất tanin.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Tính vị, quy kinh và tác dụng dược lý

Quả mâm xôi có vị ngọt nhạt, chua tính bình. Phần lá cây phúc bồn tử có vị se được quy vào hai kinh can và thận.

Theo nghiên cứu y học hiện đại

  • Axit ellagic giúp chống lão hóa gấp đôi dâu tây, gấp 3 lần kiwi và còn cao gấp 10 lần so với cà chua.
  • Vitamin C, anthocyanin có thể kết hợp giúp tăng khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, cũng như giúp loại trừ các gốc tự do làm thay đổi ADN của tế bào.
  • Vitamin C và flavonoid còn có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.

Theo Y học cổ truyền Việt Nam

  • Quả mâm xôi có công dụng giúp bổ can thận, giữ tinh khí, điều trị cường dương mạnh sức.
  • Lá phúc bồn tử có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ và công dụng tiêu viêm.

Liều dùng, cách dùng cây mâm xôi

Tùy theo các bài thuốc mà người ta sẽ quy định liều lượng dùng cây mâm xôi khác nhau. Đối với quả mâm xôi, người ta có thể dùng để ăn trực tiếp, hoặc để ăn lâu dài được bạn cũng nên chế biến thành món ăn hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Đối với cành lá cây mâm xôi, thường dùng để sắc nước uống.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Các bài thuốc hay từ cây mâm xôi

Cây mâm xôi được sử dụng nhiều vào thành phần nguyên liệu của các bài thuốc như:

Bổ thận ích khí

Chuẩn bị:

  • Hải sâm 200g
  • Thịt dê 150g
  • Mâm xôi 12g
  • Ích trí nhân 12g
  • Nhục quế 6g và gia vị.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Hải sâm đi ngâm mềm, thịt dê rửa sạch và cần được thái miếng vừa ăn. Mâm xôi, ích trí nhân sắc lấy nước, bỏ bã.  Cho thịt dê, hải sâm, nhục quê cùng với nước đó đun sôi nhỏ lửa cho đến khi thịt nhừ, nêm nếm gia vị vừa đủ và ăn lúc nóng.

Công dụng: giúp bổ thận ích khí, ôn dương và điều trị bệnh liệt dương, di tinh, thận hư.

Cây mâm xôi chữa chậm tiêu, lợi tiểu

Dùng từ 15 – 30g dược liệu mâm xôi, cách chế biến đơn giản là mang đi pha trà hoặc sắc với nước để uống.

Ghi chú: nên lựa chọn những loại quả mâm xôi, loại dược liệu cây mâm xôi được thu hái và chế biến tự nhiên. Biết rõ nguồn gốc, không có chất độc hại thì mới dùng để làm thuốc.

Cây Mâm Xôi Có Mấy Loại? Các Bài Thuốc Từ Cây Mâm Xôi Là Gì?

Bài viết vừa chia sẻ thêm cho bạn đọc và quý khách hàng về thông tin của cây mâm xôi và cây mâm xôi có mấy loại. Bạn có thể tham khảo để áp dụng vào các bài thuốc từ dược liệu cây mâm xôi này. Để an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, tốt nhất nên tư vấn, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *