Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Tuân thủ đúng chế độ ăn người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bệnh. Một chế độ ăn được đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và cam kết chất lượng có thể giúp cân bằng đường huyết, an toàn trong khi mắc bệnh.

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì chính là điều mà bất cứ người bệnh nào và người thân cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Cùng Đắc Nguyên tìm hiểu xem các loại thực phẩm nào mà người bị tiểu đường có thể ăn và an toàn nhé!

Về cơ bản, trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là nên hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), vì điều này sẽ giúp tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa (gây rối loạn chuyển hóa).

Việc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường hàng ngày cần được xây dựng để có thể đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa đã là điều tốt nhất.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì ?

Người bệnh tiểu đường đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp và an toàn, tránh những thực phẩm không nên ăn. Theo đó, các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn như sau, gồm có:

Nhóm đường bột 

Trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo bên ngoài còn vỏ cám, các loại rau củ… nên được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng và nên hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như: khoai sắn cũng là loại cung cấp khá nhiều tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này bắt buộc phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc (lọc bỏ mỡ), các loại đậu đỗ… cần được chế biến đơn giản như là: hấp, luộc, áp chảo để loại bớt mỡ.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Nhóm chất béo, đường

Ưu tiên các thực phẩm có chất béo không bão hòa nên được áp dụng vào trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như là: dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá và dầu olive…

Nhóm rau xanh

Người bệnh đái tháo đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình. Có thể chế biến đơn giản như là ăn sống, luộc, hấp, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều các loại sốt có chất béo.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Nhóm hoa quả 

Người bệnh tiểu đường rất cần tăng cường ăn trái cây tươi, ăn trực tiếp không nên chế biến như là cho thêm vào các nguyên liệu như kem, sữa, và đặc biệt hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: hồng chín, sầu riêng, xoài chín…

Cơ bản như là Quả Phúc Bồn tử (quả mâm xôi, raspberry) là một loại cây thuộc họ dâu, quả này có màu đỏ sẫm đen là phổ biến nhất. Có vị ngọt, hơi chua, thường mọc trên núi ở vùng khí hậu lạnh là loại trái cây tươi, quả an toàn cho người bị tiểu đường (đái tháo đường).

Theo Đông y quan niệm, bệnh đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát là do chân âm hao tổn. Phế khát sẽ gây thích uống nhiều; vị khát sẽ gây ăn nhiều không biết no và thận khát sẽ sinh ra tiểu nhiều. Quả Phúc bồn tử thanh nhiệt, giải khát có công dụng giúp hỗ trợ thanh nhiệt ở các tạng phủ bệnh.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Vị ngọt có trong quả là fructose – là  một loại “đường chậm” vì thế người bị đái tháo đường không phải kiêng dùng. Theo Briggs C.J. công bố thì Phúc bồn tử làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (tham khảo Can Pharmaceutical 1997).

Theo Đông y thì quan niệm rằng đái tháo đường thuộc chứng tiêu khát;Phế khát nên kích thích uống nước nhiều; Vị khát nên sẽ gây ăn nhiều nhưng không no còn thận khát sẽ khiến đi ngoài nhiều.

Quả Phúc bồn tử giúp giải khát, thanh nhiệt đối với các bộ phận tạng phủ bệnh. Vị ngọt có trong quả mâm xôi là loại đường fructose – thuộc loại  “đường chậm” nên người bị đái tháo đường, béo phì, người cần giảm cân không cần kiêng dùng.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong các bữa ăn hàng ngày của người bệnh  được xác định cụ thể như sau đây sẽ là rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: thành phần protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày (đối với người lớn), nghĩa là nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: Thành phần chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên để vượt quá 30%. Hạn chế các axit béo bão hòa để giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Thành phần này nên được cung cấp từ 50-60% trên tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường, chúng có trong thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như là : Bánh mì đen, gạo lức, yến mạch và các loại đậu nguyên hạt…

Cách để biết đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Hơn 96% người tiểu đường đã gặp phải các biến chứng này, ngay khi nhận thấy bạn nên thăm khám ngay, gồm có các biểu hiện:

  • Tê bì châm chích: chân tay tê bì, châm chích, có đau nhức, cảm thấy bỏng rát, da khô có bong tróc, ngứa ngáy
  • Tiểu đêm nhiều: tiểu nhiều hơn bình thường và thường xuyên đặc biệt về đêm, nước tiểu đục thường sủi bọt và có mùi hôi.
  • Đau nhức mắt: mắt nhìn thấy mờ, đau nhức ở hốc mắt, chảy nước mắt, thường có đốm đen (ruồi bay) trước mắt
  • LOÉT CHÂN Biểu hiện: xuất hiện các vết loét lâu lành ở tay, chân, nhiễm trùng tiết niệu.
  • Đau nhức xương khớp: chuột rút (vọp bẻ); thường bị co cứng và khó cử động ở các khớp ngón tay, bàn tay hoặc là ở khớp vai.
  • Người thường dễ mệt mỏi: là do đường huyết tăng giảm thất thường nên người bệnh sẽ thường xuyên mệt mỏi và hay bị nhức bắp thịt.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Vì sao bệnh tiểu đường ngày trở nên xấu đi ?

Không những cân bằng lượng đường trong cơ thể, người bệnh tiểu đường sẽ thấy bệnh ngày xấu đi có thể là do:

  • Lối sống không lành mạnh: thường gặp trong các chế độ ăn uống thừa chất, ít vận động vì vậy mà người tiểu đường khó kiểm soát đường huyết.
  • Sử dụng các sản phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường kém chất lượng kéo theo gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
  • Đường huyết tăng cao sẽ tấn công mạch máu và các cơ quan khác dẫn đến bị biến chứng tê bì, mờ mắt, thường tiểu đêm, viêm loét khó chữa…. Cùng với các bệnh khác.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì ?

Một khi đã thấy có các dầu hiệu mắc bệnh tiểu đường hoặc đang mắc bệnh và điều trị, để quá trình điều trị và cân bằng bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh và người chăm sóc cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, và các loại thực phẩm liên quan như miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
  • Nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe nói chung và gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho  người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Đặc biệt không nên ăn thịt heo/ thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, hoặc là các loại kem tươi, dầu dừa cũng như các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, cũng không nên  dùng các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa không nên ăn các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả không chứa đường chậm,… vì chúng chứa một lượng đường rất cao không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, người bệnh cũng như người chăm sóc cần biết và nắm rõ các nguyên tắc tránh đường huyết tăng, để ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa trong ngày để tránh được tình trạng đường huyết tăng đột ngột không trở tay kịp.
  • Ăn uống điều độ, cần ăn đúng giờ để người bệnh không thấy đói, thèm ăn, cũng không nên ăn quá no.
  • Từng bước thay đổi, ổn định. Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
  • Nên để người bệnh vận động sau khi ăn, tránh nằm ngay, ngồi một chỗ sau ăn. Nên bố trí, dành thời gian cho người bệnh được tập luyện thể dục thể thao đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ việc điều trị bệnh tiểu đường.

Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Không Nên Ăn Gì?

Với những thông tin hữu ích về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường nên ăn gì ở trên, hy vọng Đắc Nguyên sẽ giúp người bệnh có thể biết mà chăm sóc sức khỏe để có được sức khỏe ổn định nhất, việc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *